KEO NHIỆT DÙNG CHO DÁN VẢI KHÔNG DỆT / HOT MELT GLUE USED FOR NON WOVEN FABRIC
KEO NHIỆT DÙNG CHO DÁN VẢI KHÔNG DỆT
Thị trường vải ngày nay
vô cùng phong phú và đa dạng. Bên cạnh các sản phẩm vải quen thuộc như coton, lụa,
tơ tằm,… thì ngày nay còn có thêm sản phẩm vải mới là vải không dệt. Vải không
dệt là một loại vật liệu mới được sử dụng phổ biến hiện nay, được ứng dụng nhiều
trong thực tế.
Vải không dệt (Non –
woven fabric) là một loại vải có cấu tạo từ các hạt Polypropylene – nhựa tổng hợp,
tùy theo mục đích sử dụng sẽ có thêm một số thành phần tái chế khác. Các nguyên
liệu này được kéo thành từng sợi riêng biệt và liên kết lại với nhau bằng dung
môi hóa chất hay nhiệt cơ khí từ máy móc hiện đại tạo thành những tấm vải nhẹ,
mỏng, xốp và có độ bền rất cao.
Loại vải này không trải
qua quá trình dệt vải như các loại vải khác nên được gọi là vải không dệt.
Những ưu điểm và hạn chế của vải không dệt
Ưu điểm |
Hạn chế |
- Là loại vải không cần dệt: hình thành trên cơ sở
dùng các tác dụng nhiệt của máy móc hiện đại hoặc dung môi để kết dính, liên
kết các sợi riêng biệt với nhau mà không cần dệt. |
- Tuổi thọ trung bình
không cao: do tính thấm hút tốt và dễ phân hủy trong môi trường. |
- Thân thiện với con người và môi trường: an toàn với da người và dễ phân hủy sau khi
sử dụng. |
- Khó bảo quản: độ bền kém và dễ
biến chất khi gặp nước. |
- Tính đồng nhất về màu sắc: tính chất ưu việt của Polypropylene – sự
nhất quán về màu sắc. |
|
- Dễ in ấn trên bề mặt: có thể in trên bề mặt vải không dệt và không
bị phai màu như túi vải không dệt,… |
|
- Độ bền cao, chịu lực tốt: có thể chịu được tải trọng từ 3 – 10kg tùy
vào từng loại sản phẩm. |
|
- Giá thành rẻ: vải không dệt có giá thành rẻ hơn các sản
phẩm tương tự được làm từ vật liệu khác như giấy, vải dệt,… |
|
Vải không dệt mang
nhiều đặc tính hữu ích như: thấm hút, mềm mại, thoáng khí, đàn hồi, bền chắc và
không gây dị ứng đối với cơ thể con người, bên cạnh đó chúng còn dễ dàng phân
hủy nhanh trong môi trường tự nhiên nên được xem là vật liệu mới thân thiện với
môi trường. Ngày nay, vải không dệt được ứng dụng rộng rãi như được sử dụng
trong sản xuất băng vệ sinh, tả lót, túi lọc, vỏ đĩa CD, lớp lót chăn nệm, rèm
cửa, túi ngủ,…
Trong lĩnh vực nông nghiệp: vải không dệt được
sử dụng để sản xuất các loại vải che ngăn côn trùng, sâu bọ, chống khuẩn cho
nhiều loại cây trồng khác nhau, sản xuất các tấm nhựa để gieo hạt.
Trong y tế: vải không dệt được sử dụng để may
các loại quần áo cách ly, phẩu thuật, khẩu trang, tất, tả lót cho trẻ em, chăn
chống khuẩn, lớp lọc máu hay da nhân tạo.
Trong may mặc: đồ may mặc như quần áo lót, lót
mũ, miếng đệm áo lót, các loại trang phục biểu diễn, đế giày hoặc lót giày. Các
loại túi như túi siêu thị, khăn trải bàn, túi quảng cáo, túi sản phẩm bảo vệ
môi trường.
Trong lĩnh vực bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ
lao động, các vật dụng bảo hộ lao động như găng tay lao động, mặt nạ chống bụi,
chống khói, giày bảo hộ,…
Vải không dệt mặc dù ra đời sau các loại vải
dệt truyền thống thông thường khác nhưng vải không dệt đã nhanh chóng khẳng
định vị trí, chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước. Vậy loại keo nhiệt (hot melt) nào dùng cho
dán vải không dệt?
Vải không dệt được làm từ chất liệu dễ kết
dính, các nhà sản xuất thường sử dụng hệ thống máy phun keo hoặc lăn keo lên
vải để dán nên có thể dùng được hai dòng keo hot melt tại Keo Công Nghiệp HMA để dán:
Thứ nhất, dòng keo Hot Melt EVA: dạng hạt, màu trắng, độ kết dính tốt.
Thứ hai, dòng keo áp lực nhạy cảm: dạng khối, màu trắng, khả năng kết dính tốt.












Nhận xét
Đăng nhận xét